Tìm hiểu các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Tìm hiểu các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu lát sàn top đầu đang làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Loại sàn này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. Để đánh giá độ bền và lựa chọn đúng loại sàn gỗ phù hợp với nhu cầu của mình thì yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm đến chính là cốt gỗ của ván sàn. Vậy cốt gỗ công nghiệp là gì? Có những loại cốt gỗ nào phổ biến? Hãy cùng Đại Lộc khám phá trong bài viết dưới đây.

Cốt gỗ công nghiệp là gì?

Sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo 4 lớp cơ bản gồm: lớp bề mặt, lớp tạo vân, lớp cốt gỗ và lớp đáy. Cốt gỗ công nghiệp đóng vai trò quyết định tạo nên độ chắc chắn, bền bỉ và được xem như trái tim của ván sàn. Sở dĩ nói như vậy bởi cốt gỗ là lớp thành phần chính định hình nên tấm ván gỗ lát sàn được tạo thành từ bột gỗ tự nhiên kết hợp một số chất phụ gia và chất kết dính, trong đó bột gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất. Với mỗi một tỷ lệ hỗn hợp nhất định có thể tạo ra nhiều loại cốt gỗ khác nhau. Cốt gỗ không chỉ được dùng trong sản xuất sàn gỗ mà nó còn được ứng dụng rộng rãi trong việc tạo ra các vật dụng từ gỗ như kệ, tủ quần áo, tủ bếp,..

Cốt gỗ công nghệp là gì?

Tổng hợp các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Các loại cốt gỗ thường dùng trong chế biến, sản xuất ván gỗ công nghiệp có thể kể đến như: cốt gỗ HDF, cốt gỗ MDF và cốt gỗ MFC. 

Cốt gỗ HDF

Đúng như tên gọi của nó, cốt gỗ HDF (High Density Fiberboard) có mật độ ván sợi cao, đây là loại gỗ ván ép chất lượng cao nên được đông đảo các nhà sản xuất ưa chuộng sử dụng trong chế biến ván lót sàn công nghiệp. Từ những thân cây gỗ tự nhiên được sơ chế bằng cách luộc và sấy khô trong nhiệt độ cao từ 1000-2000 độ C để loại bỏ hết nhựa và vỏ cây sau đó nghiền nhỏ dưới dạng bột gỗ.

Bột gỗ sau khi chế biến sẽ được trộn với các chất phụ gia và chất kết dính nhằm làm tăng độ cứng và chống mối mọt của sàn gỗ. Sau đó ép hỗn hợp này dưới áp suất cao để tạo thành các tấm ván ép HDF cứng, có độ dày tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích sử dụng. Mật độ sợi gỗ có trong ván ép HDF dao động từ 800-1050kg/m3, một con số khá ấn tượng. 

Các loại cốt gỗ công nghiệp
HDF cốt xanh và HDF thông thường

Căn cứ vào màu sắc của cốt gỗ, có thể chia cốt gỗ HDF thành 3 loại như sau: HDF thông thường, HDF cốt xanh (Green HDF) và HDF cốt đen. 

  • HDF thông thường: loại cốt gỗ này có màu sắc được giữ nguyên bản theo màu của bột gỗ là màu trắng hoặc vàng nâu mà không kinh qua bất kỳ công đoạn tẩy nhuộm nào nên đặc biệt an toàn đối với sức khỏe người dùng.
  • HDF cốt xanh: HDF cốt xanh hay còn được gọi là Green HDF. Sàn gỗ HDF cốt xanh được mệnh danh là sàn gỗ chịu nước tốt, nhưng nó chỉ đúng trong trường hợp các loại sàn này được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao với mật độ ván sợi có trong cốt gỗ đạt từ 900kg/m3 trở lên và màu xanh của lớp cốt gỗ này xuất phát từ màu công nghiệp organic có chứng nhận an toàn về sức khỏe. Tiêu biểu như các thương hiệu sàn gỗ Châu Âu cao cấp nhập khẩu trực tiếp từ các nước Pháp, Ba Lan, Áo, Đức, Thụy Sĩ,…

Xem thêm: Khám phá thương hiệu sàn gỗ Châu Âu được yêu thích nhất 2023

Tuy nhiên hiện nay có nhiều trường hợp lợi dụng lòng tin của khách hàng rao bán sản phẩm sàn gỗ HDF cốt xanh tiêu chuẩn thấp với giá thành cao, sử dụng các loại phẩm màu công nghiệp hoặc thuốc nhuộm vải chưa qua kiểm định có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. 

  • HDF cốt đen: HDF cốt đen hay còn gọi với tên khác là tấm CDF (Compact Density Fiberboard). Loại cốt gỗ công nghiệp này không quá phổ biến nhưng có ưu điểm vượt trội về độ chịu nước và chịu ẩm so với các loại cốt gỗ khác và được đánh giá là ván ép cao cấp nhất tại thời điểm hiện tại. Sở dĩ chịu nước tốt như vậy bởi HDF cốt đen được ép dưới áp suất cực lớn với mật độ gỗ lớn hơn 900kg/m3. 

Cốt gỗ MDF

Cốt gỗ MDF
Cốt gỗ MDF

Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard) có mật độ ván sợi thuộc mức trung bình dao động từ 600-800kg/m3. Do có mật độ gỗ không cao nên khi so sánh về độ bền thì cốt gỗ MDF không được đánh giá cao như cốt gỗ HDF. Chính vì vậy mà ván ép MDF ngày nay không phải là lựa chọn hàng đầu của các nhà sản xuất ván lát sàn mà nó thường được ứng dụng để gia công các đồ nội thất như bàn ghế, kệ đựng đồ, tủ quần áo,…

Tương tự như ván ép HDF, ván gỗ MDF có các độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng, thông thường độ dày thấp nhất là 3mm và cao nhất có thể lên đến 25mm. Để thuận tiện hơn trong việc phân biệt, mỗi loại ván gỗ MDF sẽ sở hữu một màu sắc riêng:

  • Gỗ MDF thông thường (MDF cốt nâu): Đây là màu sắc vốn có của của cốt gỗ khi không có sự can thiệp của các chất tạo màu hóa học nào. 
  • Gỗ MDF cốt xanh: Loại cốt gõ này có khả năng chịu nước, chống ẩm, chống mối mọt ở mức tương đối nhờ vào chất keo kết dính được thêm vào trong quá trình sản xuất. 
  • Gỗ MDF hồng: Chống cháy tốt nhờ thành phần keo chống cháy và pha trộn thêm một số nguyên liệu khác như thạch cao, xi măng. 

Cốt gỗ MFC

Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến
Cốt gỗ MFC

MFC (Melamine Faced Chipboard) là ván gỗ dăm OSB, PB, WB được phủ một lớp Melamine trên bề mặt. Nguyên liệu chính của ván gỗ dăm là các loại gỗ ngắn ngày ngoài tự nhiên như keo, cao su, bạch đàn,…hoặc tận dụng gỗ thừa trong quá trình sơ chế gỗ thịt như cành cây, vụn gỗ. Độ dày thường gặp của gỗ MFC là 9mm, 12mm, 15mm, 18mm và 25mm. Ván gỗ ép MFC được chia làm 2 loại gồm: MFC lõi thường và MFC lõi xanh.

  • MFC lõi thường: Bạn có thể dễ dàng bắt gặp ván gỗ MFC lõi thường trong các đồ nội thất như bàn ghế, tủ kệ,…hoặc sử dụng trong các hạng mục trang trí.
  • MFC lõi xanh: Cốt MFC lõi xanh có khả năng chống ẩm tốt hơn nhiều so với lõi thường nên được dùng để chế tạo các đồ nội thất tại những khu vực có độ ẩm không khí cao. 

So sánh các loại cốt gỗ HDF, gỗ MDF và MFC

Qua những thông tin về 3 loại cốt gỗ kể trên, chắc hẳn bạn có thể dễ dàng nhận thấy cốt gỗ công nghiệp HDF là loại cốt gỗ được đánh giá cao nhất và chiếm ưu thế hơn hẳn 2 loại còn lại. Cốt gỗ công nghiệp HDF khắc phục được hầu hết các nhược điểm còn tồn tại của ván MDF và MFC như về độ bền bỉ, tính chịu nước, chịu ẩm và chịu nhiệt. Đặc biệt trong nền công nghiệp sản xuất ván lát sàn, sàn nhà là khu vực thường xuyên phải chịu những tác động ngoại lực bên ngoài từ con người và môi trường nên cốt gỗ HDF được ưu tiên sử dụng hơn cả. 

Dưới đây là một số ưu điểm vượt trội của ván sàn gỗ công nghiệp HDF so với MDF và MFC:

  • Sàn gỗ cốt HDF có độ cứng cao và khả năng chịu lực tốt.
  • Bề mặt ván sàn được phủ một lớp bảo vệ cùng lớp film tạo vân gỗ mang lại giá trị thẩm mỹ cao. 
  • Với cốt gỗ xanh HDF và HDF cốt đen hứa hẹn sẽ tạo ra các loại ván lát sàn chịu nước, chịu ẩm tốt, phù hợp với môi trường khí hậu của Việt Nam.
  • Độ trương nở khi ngâm trong nước thấp.
  • Xét về độ an toàn, cốt gỗ HDF có chứa hàm lượng Formaldehyde thấp và được kiểm soát chặt chẽ bởi các nhà sản xuất đảm bảo đạt chuẩn E1, E0 giúp bạn yên tâm trong quá trình sử dụng.
  • Ván sàn gỗ công nghiệp HDF có tuổi thọ cao.

Bằng những ưu điểm kể trên thì giá thành của ván sàn công nghiệp HDF cao hơn đáng kể so với ván sàn gỗ MDF và MFC. Tuy nhiên nếu xét về lâu dài thì khoản chi phí này hoàn toàn xứng đáng.