Chất lượng và thẩm mỹ của sàn gỗ công nghiệp là hai yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của người tiêu dùng. Giá trị thẩm mỹ được thể hiện ngay ở các đường nét và màu sắc của vân gỗ mà bạn có thể quan sát và cảm nhận dễ dàng bằng mắt thường. Nhưng chất lượng của sàn gỗ thì lại khác, để đánh giá được loại sàn gỗ này có tốt hay không bạn cần phải căn cứ vào một số tiêu chuẩn nhất định. Vậy những tiêu chuẩn đó là gì? Hãy cùng Đại Lộc khám phá trong bài viết dưới đây.
Dựa vào đâu để xác định các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sàn gỗ?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu sàn gỗ với đa dạng mẫu mã và giá thành. Là một người tiêu dùng thông minh, bạn cần phải nắm rõ những tiêu chuẩn chất lượng của sàn gỗ để chọn ra được mẫu sàn ưng ý. Vậy căn cứ vào đâu để đánh giá một cách khách quan và chuẩn xác nhất? Đây có lẽ cũng là thắc mắc chung của một bộ phận lớn người tiêu dùng. Chất lượng của ván sàn gỗ cần được đo lường bởi các chỉ số mang tính kỹ thuật cao và dựa theo những thông số mà nhà sản xuất công bố cùng sản phẩm.
Mỗi dòng ván sàn thuộc các phân khúc khác nhau từ sàn gỗ cao cấp đến sàn gỗ công nghiệp giá rẻ sẽ được phân hóa rõ rệt dựa trên các tiêu chí đánh giá chung. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
6 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sàn gỗ mà bạn nên biết
Sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo gồm 5 thành phần cơ bản bao gồm: lớp bề mặt, lớp vân gỗ, lớp cốt gỗ, lớp đáy và một hệ thống hèm khóa. Các thành phần này đóng vai trò vô cùng quan trọng và có liên quan mật thiết đến các tiêu chuẩn đánh giá sàn gỗ công nghiệp.
Tiêu chuẩn về lớp cốt gỗ
Trong 5 thành phần kể trên, cốt gỗ được xem là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ bền của sàn gỗ. Loại cốt gỗ phổ biến nhất đang được sử dụng trong ngành sản xuất sàn gỗ hiện nay chính là cốt gỗ HDF. Lớp cốt gỗ này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực Độ đặc, độ cứng của ván sàn phụ thuộc vào tỷ trọng cốt gỗ. Tỷ trọng càng cao, độ bền của ván sàn càng lớn. Các loại sàn gỗ thông thường hầu hết đều có tỷ trọng cốt gỗ dao động từ 800-900kg/m3 và từ 850-1000kg/m3 đối với sàn gỗ cao cấp.
Xêm thêm: Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Tiêu chuẩn về chống nước Aqua
Khả năng chống nước của sàn gỗ là tính năng quan trọng được người mua đặc biệt quan tâm và được thể hiện qua tiêu chuẩn Aqua. Tiêu chuẩn chống nước Aqua được tính toán và đo lường dựa trên độ trương nở của ván sàn gỗ khi ngâm nước liên tục trong vòng 24h. Độ trương nở càng thấp thì khả năng chịu nước của sàn gỗ càng cao. Hiện nay, tiêu chuẩn Aqua được chia làm 5 cấp độ từ AQ1 đến AQ5. AQ1 đại diện cho độ trương nở dưới 18%, AQ2 là dưới 12%, AQ3 dưới 10%, AQ4 dưới 8% và AQ5 dưới 5%. Qua nhiều thí nghiệm cho thấy, ván sàn công nghiệp cao cấp thường sẽ c đạt chuẩn AQ4 và AQ5 với khả năng chịu nước cực tốt, đặc biệt là các dòng sàn gỗ Châu Âu với độ trương nở chỉ từ 5-8% sau 24-48h ngâm nước. Đối với sàn gỗ ở phân khúc trung bình đạt AQ3-AQ2 với tỉ lệ trương nở trong khoảng từ 10-12% hoặc thậm chí là 15% và AQ1 dưới 18% đối với sàn gỗ giá rẻ.
Tuy nhiên có một điều bạn cần lưu ý, khả năng chịu nước của sàn gỗ công nghiệp không đơn thuần được quyết định bởi sự giãn nở của cốt gỗ mà còn phụ thuộc vào hèm khóa và lớp bề mặt. Về bản chất, gỗ là một vật liệu kỵ nước nên sàn gỗ công nghiệp có tốt đến đâu thì cũng chỉ chịu nước trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu ván sàn bị ngập trong nước quá lâu thì hiện tượng phồng rộp, nứt khe hèm là điều rất dễ xảy ra.
Tiêu chuẩn chất lượng lớp bề mặt
Đây là lớp trên cùng của ván sàn có tác dụng bảo vệ sàn khỏi các tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài và được đo lường bằng chỉ số chống mài mòn AC ( Abrasion Criteria). Cho đến thời điểm hiện tại, giá trị của chỉ số này được quy định theo các cấp bậc từ 1-6. Chỉ số AC càng cao thì khả năng chống mài mòn, trầy xước của bề mặt sàn càng tốt. Bạn hoàn toàn có thể căn cứ vào chỉ số này để quyết định nên sử dụng loại sàn gỗ nào để phù hợp nhất cho từng khu vực của công trình.
- AC1, AC2: là 2 giá trị thấp nhất trong thang đo, các loại ván gỗ đạt AC1, AC2 có độ chống trầy xước thấp và hầu như không được dùng để lát sàn mà chỉ thích hợp cho các hoạt động trang trí như trang trí trần nhà, ốp tường trên cao.
- AC3: AC3 thể hiện độ chống trầy xước ở mức khá và có thể ứng dụng trong các hạng mục công trình lát sàn nhà với điều kiện sinh hoạt ở mức thông thường như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng khách vừa và nhỏ.
- AC4: Ván sàn gỗ đạt chuẩn AC4 sở hữu lớp bề mặt có khả năng chống mài mòn tốt. Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình như công trình dân dụng, công trình thương mại.
- AC5, AC6: Các dòng sàn gỗ cao cấp đạt chuẩn AC5/AC6 có bề mặt chống xước ở mức cao nhất, đảm bảo chịu được các tác động ma sát từ bên ngoài như dùng kim loại kéo rê trên mặt sàn hoặc từ giày dép nhọn. Phù hợp với mọi hạng mục công trình kiến trúc, kể cả những nơi có mật độ người qua lại cao
Tại Việt Nam, ván sàn gỗ đạt chuẩn AC6 vẫn còn khá hiếm gặp và chưa thực sự phổ biến. Các mẫu ván sàn cao cấp này thường là thuộc các thương hiệu sàn gỗ cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu. Một vài cái tên tiêu biểu có thể kể đến như bộ sưu tập sàn gỗ Aqua Fiori của thương hiệu sàn gỗ Kronopol hay sàn gỗ xương cá Pháp – AlsaFloor.
Xem thêm: Sàn gỗ xương cá Alsa – Ông vua sàn gỗ xương cá Pháp
Tiêu chuẩn về cấp độ an toàn
Ngoài các yếu tố mang tính kỹ thuật thì bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng các tiêu chuẩn về an toàn. Một trong những chỉ số quan trọng giúp bạn đánh giá được độ an toàn của ván sàn gỗ đối với sức khỏe của người dùng đó là tỷ lệ phát thải formaldehyde. Formaldehyde ở dạng tự nhiên nó đã tồn tại sẵn trong gỗ, ngoài ra chất này còn được tìm thấy trong các loại keo kết dính đặc biệt. Và đây là một chất độc hại có khả năng gây ra những căn bệnh về da và liên quan đến đường hô hấp và thậm chí làm gia tăng khả năng gây ung thư nếu bạn tiếp xúc với chất này trên nồng độ cho phép trong một thời gian dài.
Các loại sàn gỗ đạt chuẩn trước khi được phân phối đến tay người tiêu dùng cần phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt không chỉ về chất lượng mà còn kiểm soát nồng độ phát thải Formaldehyde. Vì lý do đó, tại các nước Châu Âu và Nhật Bản chỉ số E đã ra đời, đây cũng chính là tiêu chuẩn được dùng để đánh giá cấp độ an toàn của ván sàn gỗ.
- E0: Ván sàn gỗ công nghiệp đạt tỷ lệ phát thải E0 có nồng độ Formaldehyde dưới 0,0005 mg/lít, đây cũng chính là chỉ số an toàn cao nhất được tính đến thời điểm hiện tại.
- E1: Hàm lượng Formaldehyde trong khoảng 0,5 – 1,5 mg/lít. Bạn có thể an tâm sử dụng các dòng ván gỗ lát sàn đạt chuẩn E1 vì hàm lượng phát thải trên nằm trong mức cho phép và nó sẽ không gây không gây hại đến sức khỏe của con người.
- E2: Hàm lượng Formaldehyde nằm trong khoảng từ 1.5 – 4 mg/lít. Các loại sàn gỗ có chỉ số phát thải ở mức E2 chỉ được tạm chấp nhận ở một số nước và không được khuyến khích sử dụng.
Tuy nhiên, hiện đang có rất nhiều đơn vị và cá nhân lợi dụng sự sôi động của thị trường để trục lợi bằng cách phân phối, rao bán những dòng sản phẩm kém chất lượng hay hàng giả gắn mác hàng thật với đủ các thủ đoạn tinh vi. Bạn dễ dàng bắt gặp những mẫu sàn giá rẻ chỉ từ 100-150 nghìn/m2 được quảng cáo đạt chuẩn E1, chịu nước tốt. Liệu với giá thành rẻ như vậy thì chất lượng của sàn gỗ có được đảm bảo và thực sự an toàn với người sử dụng hay không? Do đó, để tránh trường hợp mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng thì bạn nên lựa chọn các đơn vị phân phối uy tín và ưu tiên sử dụng những loại sàn gỗ cao cấp có nồng độ phát thải đạt chuẩn E0, E1 để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn.
Tiêu chuẩn chất lượng lớp tạo vân gỗ
Không cần các chỉ số đo lường cụ thể như những tiêu chuẩn kể trên, bằng thị giác và xúc giác bạn hoàn toàn có thể phân biệt được đâu là loại ván sàn gỗ cao cấp và đâu là sàn gỗ giá rẻ. Các dòng sàn gỗ cao cấp có lớp vân gỗ chân thật được khắc họa một cách rõ nét dựa trên các loại vân gỗ trong tự nhiên mang đến cảm giác sang trọng, chân thực. Ngược lại, lớp vân gỗ của sàn gỗ giá rẻ được sản xuất một cách rập khuôn, không có sự khác biệt giữa các ván gỗ với nhau nên khi lắp đặt sẽ không tạo được hiệu ứng về thị giác và kém thẩm mỹ hơn.
Kể từ khi xuất hiện cho đến thời điểm hiện tại, các nhà sản xuất đã và đang không ngừng nỗ lực trong việc cải tiến chất lượng của sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Trong đó, yếu tố thẩm mỹ đặc biệt được chú trọng. Các loại bề mặt vân gỗ được yêu thích hiện nay có thể kể đến như bề mặt vân sần, bề mặt ánh kim và đặc biệt là bề mặt 3D. Nhìn chung, xét về giá trị thẩm mỹ thì các thương hiệu sàn gỗ Châu Âu luôn giữ vững vị trí số một trong lòng người dùng.
Tiêu chuẩn công nghệ hèm khóa
Ngoài 4 lớp cơ bản thì hèm khóa cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cấu thành nên ván sàn gỗ công nghiệp. Tuy nhiên đây lại là yếu tố mà ít được khách hàng quan tâm nhất so với các phần còn lại. Hèm khóa được ví như một cầu nối giúp liên kết các ván sàn gỗ lại với nhau thành một thể thống nhất. Chính vì vậy, sàn gỗ có chắc chắn, bền bỉ hay không cũng phần nào phụ thuộc vào hệ thống hèm khóa này. Không những vậy, một số loại hèm khóa cao cấp còn có khả năng chống nước, ngăn cho nước không xâm nhập vào cốt gỗ và hạn chế tình trạng phồng rộp, cong vênh, nứt khe hèm.
Một số tiêu chuẩn kỹ thuật khác
Bên cạnh 6 tiêu chuẩn cơ bản kể trên còn một số các tiêu chuẩn khác mà bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chí sau:
- Chỉ số chống cháy bề mặt (B): Gỗ là nguyên vật liệu dễ bắt lửa nên để đảm bảo an toàn các nhà sản xuất đã làm một phép thử trên bề mặt của sàn gỗ với độ nóng của tàn thuốc lá. Khi để tàn thuốc lá đang cháy dở tiếp xúc với bề mặt sàn không gây hư hại hay để lại dấu vết gì. Ván gỗ lát sàn đạt chuẩn đạt cấp độ B1.
- Chỉ số IC: Đây là chỉ số đo lường khả năng chịu va đập của bề mặt ván sàn được kiểm chứng bằng cách sử dụng một vật tròn nặng như viên bi sắt cho rơi tự do ở độ cao 2m xuống mặt sàn. Ván sàn được tạo thành bởi cốt gỗ HDF với tỷ trọng 800kg/m3 trở lên đạt chuẩn IC2 thì sau thí nghiệm sẽ không xuất hiện vết lõm hoặc dấu hiệu hư hại nào.
- Chỉ số Class: Là chỉ số đi kèm với tiêu chuẩn AC để đánh giá chung về độ cứng và độ bền của lớp bề mặt dưới các tác động tiếp xúc trong quá trình sử dụng như đi lại, vệ sinh sàn, đồ vật rơi vỡ,…Theo các kiểm nghiệm từ nhà sản xuất, ván sàn gỗ cao cấp thường đạt chuẩn Class 33 và Class 22 đối với các loại ván sàn thông thường.
Nắm được những tiêu chí kể trên thì việc đánh giá chất lượng sàn gỗ công nghiệp sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Cuối cùng, chúng tôi hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn lượng thông tin bổ ích và hỗ trợ bạn phần nào trong việc chọn lựa mẫu sàn phù hợp nhất cho công trình của mình. Nếu bạn vẫn đang có thắc mắc chưa được giải đáp thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline để được tư vấn 24/7.